Dấu hiệu sụt giảm nguồn vốn FDI đầu năm 2020 chỉ là tạm thời. Ngay sau dịch, một làn sóng FDI đổ xô vào Bình Dương trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năm 2018 và 2019, đã chứng kiến nhiều làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, các tỉnh khu vực phía Nam đang chiếm được sự ưu ái. Bình Dương thuộc top 5 tỉnh thành có vốn đầu tư FDI lớn nhất năm 2019. Làn sóng đầu tư vào Bình dương càng trở nên đột phá hơn sau khi Việt Nam khống chế dịch Covid – 19 hiệu quả.
Dựa vào các chỉ số đầu tư vào tháng 5/2020 có thể thấy, khả năng phục hồi kinh tế của Bình Dương rất lớn. Chỉ trong gần 1 tháng trở lại đây, tổng số vốn FDI vào Bình Dương đã gần gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi Tp. HCM vẫn đang lo lắng về khả năng phục hồi sau dịch, thì Bình Dương đã nhanh chóng quay trở lại đường đua.
Vẫn là điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI
Là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 2 – 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước và là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Bên cạnh sự nổi trội của cơ sở hạ tầng, Bình Dương cũng đang tập trung vào việc mở rộng và thu hút thêm các khu công nghiệp trên địa bàn. Chỉ riêng trong năm 2019, Bình Dương đã thu hút hơn 10,2 tỷ USD vốn FDI. Nguồn vốn này đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo tổng thể của tỉnh Bình Dương nói chung và thị trường bất động sản Bình Dương nói riêng.
Với lợi thế lớn về vị trí và tiềm lực đang có, các nhà đầu tư tại Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh tiến độ các dự án hoặc bổ sung nguồn vốn để sớm hoàn chỉnh. Điển hình trong hàng trăm dự án lớn có thể kể đến như: dự án cung cấp dịch vụ internet với vốn đăng ký 171 triệu USD của Tập đoàn NTT (Nhật Bản) liên doanh với một đối tác của Việt Nam, hai dự án bất động sản công nghiệp cho thuê quy mô lớn của Công ty TNHH phát triển công nghiệp BW Thới Hòa (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Quỹ đầu tư Warburg Pincus với tổng vốn 105,8 triệu USD; 100 dự án đăng ký mới trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, 50 dự án cũ điều chỉnh tăng vốn…
Vào giữa tháng 5/2020, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố Bình Dương có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ. Cụ thể, toàn tỉnh có gần 44.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký gần 380.000 tỷ đồng; thu hút gần 4.000 dự án FDI với tổng số vốn trên 34 tỷ USD từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 9,1% vốn FDI của cả nước).
Bình Dương tăng trưởng nhanh nhờ tầm nhìn đột phá
Để có được vị trí như ngày hôm nay, Bình Dương đã trải qua rất nhiều cuộc thay da đổi thịt. Không phải ngẫu nhiên mà Bình Dương trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư, tất cả là nhờ vào tầm nhìn đột phá trong quy hoạch phát triển và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương sở hữu đến 48 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000ha, chiếm ¼ diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam. Cùng với đó là hàng trăm dự án bất động sản đa dạng về quy mô.
Có thể nói, năm 2019 – 2020 là thời điểm mà thị trường này ghi nhận nhiều chuyển biến. Bất động sản Bình Dương đã chính thức bước vào thời kỳ cạnh tranh về tiện ích. Sự xuất hiện của các dự án lớn ở khu vực phía Bắc với hàng loạt tiện ích nổi bật đang dần thay đổi thị hiếu của khách hàng. Trong số đó phải kể đến như:
– Khu đô thị Mỹ Phước 1 – 2 – 3, đây là các dự án xây dựng theo mô hình đô thị công nghiệp. Vừa thu hút nguồn lao động, dân cư vừa tạo động lực phát triển lớn cho công nghiệp.
– Dự án khu đô thị Phúc An Garden xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng: có thể nói, Phúc An Garden sở hữu hệ thống tiện ích nổi trội nhất thời điểm hiện tại. Dù quy mô không lớn, nhưng dự án có đến 4 công viên chức năng và hàng loạt tiện ích khác.
– Dự án khu đô thị công nghiệp Bàu Bàng, mặc dù công nghiệp vẫn là yếu tố trọng điểm. Tuy nhiên sức hút dân cư của đô thị công nghiệp mới đã nhanh chóng khiến khu vực này trở nên sôi nổi.
– …
Cùng với các khu vực kinh tế mới như: Bàu Bàng, Bến Cát, Bắc Tân Uyên thì các đô thị trọng điểm như: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An đang có nhiều đột phá. Trong năm 2020, Bình Dương tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chú trọng sự phát triển năng động, đa dạng và cục bộ. Sự phát triển này minh chứng cho sức hút của bất động sản vùng ven còn rất lớn.
Không chỉ là tình hiệu vui cho nền kinh tế, bất động sản Bình Dương mới là lĩnh vực được hưởng nhiều tác động tích cực nhất. Trở lại hoạt động mạnh mẽ sau dịch, dự kiến bất động sản nhiều nơi tại Bình Dương sẽ sốt vào cuối năm 2020 và các năm tiếp theo.
> Xem thêm: